Home » » Đi xe đạp tại Thượng Hải đã trở thành nét văn hóa của Trung Quốc

Đi xe đạp tại Thượng Hải đã trở thành nét văn hóa của Trung Quốc

Written By Hồng Anh on Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016 | 20:08

Nếu đến Trung Quốc chắc chắn các bạn không thể bỏ qua thành phố Bắc Kinh. Nơi trung tâm của những họat động sôi nổi. Một trong những nét văn hóa tại Bắc Kinh đó là văn hóa đi xe đạp.

Du lịch Bắc Kinh là một trong những thành phố có số lượng xe ô tô đông nhất thế giới với hơn 5 triệu chiếc. Thế nhưng, người dân vẫn gắn bó với một loại phương tiện thô sơ khác – xe đạp.

Tuy nền nhiệt ngoài trời chỉ từ 0 đến 5 độ C, vẫn có rất nhiều người đi xe đạp trên đường phố Bắc Kinh. Họ đi làm, đi chợ, đưa đón con cái… trên những chiếc xe đạp. Trong khi đời sống ngày càng được nâng cao như hiện nay, việc một gia đình ở Bắc Kinh có 1-2 chiếc xe ô tô là khá phổ biến. Tuy nhiên, người dân Bắc Kinh vẫn sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển chính.



Ý kiến người dân Bắc Kinh về xe đạp:

Một người dân thành phố Bắc Kinh chia sẻ: “Nhà tôi có ô tô, nhưng tôi vẫn thích đi xe đạp vì nó rất tiện và dễ tìm chỗ để xe. Đi gần thì tôi dùng xe đạp, còn đi đường dài mới dùng đến xe ô tô”.

Trên các đại lộ, những làn xe được phân định rõ ràng, người ta vẫn không quên quy hoạch đường dành riêng cho xe thô sơ. Xe đạp khá được ưu tiên, điều đáng ghi nhận là ý thức chấp hành luật giao thông của người dân rất tốt.

Một điều khiến tất cả du khách đến với Bắc Kinh đều cảm thấy thích thú đó là nếu thuê xe đạp trong một giờ đầu tiên, sẽ không phải tính tiền. Cho dù có mượn xe quá 10 tiếng đồng hồ, thậm chí là cả ngày cũng không tính quá 10 nhân dân tệ (khoảng 35.000 đồng tiền Việt Nam).

Khách thăm quan cũng có thể trả xe ở bất kỳ trạm cho thuê xe đạp nào trong thành phố và số tiền sẽ được trừ thẳng trong thẻ. Chính sự thuận tiện này đã khuyến khích người dân cũng như khách du lịch thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển.

Một công chức tại Bắc Kinh cho hay: “Ngày nào tôi cũng thuê xe đạp, lúc đi làm hoặc tan tầm về nhà đều thuê xe đạp”. Khi được hỏi vì sao không mua cho mình một chiếc xe đạp riêng chị đã trả lời: “Vì khoảng cách cũng không xa lắm, mà thuê xe thì tiện hơn vì các điểm thuê xe đều gần bến tàu điện ngầm. Đi tàu điện tới, sau đó thuê xe đạp chạy đến chỗ làm rất tiện, lại không bị tính tiền vì đạp mấy phút là đến rồi”.

“Tôi không thích đi ô tô, đi ô tô hay bị tắc đường nên thường đi xe đạp. Tôi ủng hộ giữ việc bảo vệ môi trường xanh và tiết kiệm năng lượng nên thường đi bộ. Nếu thời tiết không quá lạnh thì đi xe đạp điện, rất ít khi tôi dùng ô tô” – một người dân Bắc Kinh khác nói.

Theo thông tin từ ông Vương Dương, trạm xe đạp Lam Đảo, thành phố Bắc Kinh: “Mỗi giờ ở đây có 20-30, thậm chí 50 chiếc xe được thuê. Mỗi chiếc ít nhất được sử dụng một lần, cứ vừa có người mượn đi, thì người khác lại trả về và liên tục như thế”.

Xe ô tô khó tìm chỗ đậu, còn xe đạp lại chẳng thành vấn đề. Gần như bất cứ vỉa hè nào cũng có chỗ dành riêng để dựng xe đạp. Không cần phải lấy phiếu hay gửi xe cho phiền phức, cứ gạt chống và đừng quên khóa xe là yên tâm.

Từ bến tàu điện ngầm đến Đại sứ quán Việt Nam trên đường Quang Hoa, nếu đi xe đạp chỉ mất 5 phút, còn nếu đi ô tô thì mất khoảng 15 phút đến nửa tiếng thậm chí là một tiếng đồng hồ, vì ô tô phải đi vòng và hay xảy ra tắc đường. Đó là lý do tại sao trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống người dân Bắc Kinh vẫn không thể thiếu chiếc xe đạp.

Người Trung Quốc thích xe đạp không phanh

Ở Trung Quốc, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, xe đạp đồng nghĩa với phương tiện đi lại có chi phí thấp và thuận tiện cho giao thông. Nhưng giờ đây, khi nền kinh tế tăng trưởng cao với số lượng ô tô xuất hiện ngày càng dày đặc trên các con đường, xe đạp trở thành hình ảnh liên tưởng đến những người nghèo trong quá khứ, điều mà nhiều người Trung Quốc muốn quên đi. Năm 2010, số xe ô tô đăng ký mới trung bình theo tuần tại thủ đô Bắc Kinh là 15.500 chiếc. Cũng vào năm 2010, trong một show thời trang, Ma Nuo, một người mẫu đã bày tỏ quan điểm của bản thân khi cô nói với vị hôn phu: “Thà khóc trong một chiếc (ô tô) BMW còn hơn là cười khi ngồi sau xe đạp”.
Tuy nhiên, quan niệm trên đã dần thay đổi. Ttrong những năm gần đây, đi xe đạp đang được hồi phục, không chỉ vì rẻ và là cách thích hợp để rong chơi mà còn là cách tập thể dục, giảm ô nhiễm và trở về với những hoài niệm xưa.

Shannon Bufton, người cổ động cho việc đi xe đạp ở Trung Quốc và là người đồng sáng lập tổ chức Ủng hộ xe đạp cho biết: “Văn hóa xe đạp ở Trung Hoa gần như phát triển ở mọi cấp độ, không chỉ ở những chiếc xe đạp không phanh mà cả những người đi xe đạp leo núi hay trên các con đường bằng phẳng. Vài tuần trước, chúng tôi đã tổ chức một cuộc đua xe đạp cổ điển nơi mà mọi người ngồi trên những chiếc xe đạp có yên cao, trong những trang phục truyền thống của Anh quốc và Trung Quốc. Từ tất cả mọi góc độ của của hoạt động đi xe đạp, mọi thứ đều cùng chuyển động”.

Những chiếc xe đạp không phanh có những đặc điểm vô cùng nổi bật cũng cố định: Vì phần líp được bắt chết vào nhông sau nên xe đạp Fixie di chuyển có phần giống với xe xích lô, ở bánh sau không có vòng bi nên bánh hoàn toàn quay theo sự điều khiển bằng chân của người lái. Khi cần di chuyển đến trước thì đạp về trước, đạp lùi để xe di chuyển lùi và khi cần phanh thì sử dụng sức của chân để giữ bàn đạp (pedal) đứng yên, lúc đó xe cũng sẽ đứng yên không di chuyển. Chính những đặc điểm này đã giúp Fixie đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi đi xe đạp và trở thành một phương tiện đi lại hợp thời trang. Điều này cũng khơi nguồn cảm hứng đối với văn hóa và cộng đồng đối với xe đạp không phanh.

Bufton cho rằng mối quan tâm đối với những chiếc xe đạp này đã tăng lên trong vòng 3-4 năm nay. Ông khẳng định: “Đi xe đạp không phanh đang là xu hướng ở Trung Quốc, chủ yếu ở Bắc Kinh và Thượng Hải và đang dần lan sang các thành phố khác. Các tổ chức và các câu lạc bộ xe đạp một bánh dần xuất hiện trên khắp Trung Hoa”.
SHARE

About Hồng Anh

0 nhận xét :

Đăng nhận xét