Trung Quốc là quê hương của lá trà. Trà có mối quan hệ gần gũi với văn hóa của người dân Trung Hoa, nó liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống. Nó không chỉ là đại diện cho nền văn hóa, mà còn liên quan về mặt tinh thần. Trà không những đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn là cả một nghệ thuật.
“Người Trung Quốc rất thích các sản phẩm làm từ trà, ở trong nhà uống trà, lên quán trà cũng uống trà, bắt đầu cuộc họp cũng uống trà, bạn bè gặp nhau nói chuyện cũng uống trà, thậm chí, lúc giảng đạo lý cũng uống trà, trước khi ăn sáng uống trà, sau khi ăn cơm trưa cũng uống trà
“Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghĩa hiếu khách trọng tình của người Trung Hoa. Ngày nay, người Trung Quốc sử dụng trà để mời bạn bè biểu thị niềm vui. “Khách đến kính trà” cũng đã trở thành một thói quen của dân tộc Trung Hoa cho dù là ở nơi thành thị hay ở thôn quê.
Về sự tích nguồn gốc của trà được cho là bắt nguồn từ ông vua Thần Nông, sống cách đây 5000. Ông khuyên mọi người nên sử dụng nước sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh. Có một câu chuyện thế này, khi ông cùng đoàn của mình đi về một miền quê xa xôi của nước ông, ông cũng lệnh cho mọi người nấu nước sôi để uống nước, thì trong lúc đó lá khô từ một bụi cây rậm gần đó rơi và nước sôi, và một chất màu nâu lan vào trong nước. Ông vua thấy thích thú đến chất lỏng đó nên thử uống một ít và ông có cảm giác rất tươi mát. Vì thế, theo truyền thuyết thì Trà được tạo ra từ năm 2737 trước Công nguyên.
Lợi ích của viêc uống trà
Trà có tác dụng giải khát, làm tinh thần và trí óc tỉnh táo, lợi tiểu giải độc, giảm nhiệt bên trong cơ thể và giúp giảm cân. Khi bạn tập uống trà như một thói quen hằng ngày sẽ mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Các loại trà Trung Quốc
Sản phẩm từ lá trà có rất nhiều, dựa trên đặc tính của từng loại trà, có thể chia ra làm năm loại: trà xanh, trà đen( hồng trà), trà Ô Long, trà hoa , và cuối cùng là trà ép.
tra-xanh tra-den
tra-hoa tra-o-long
Trà xanh có các loại như: trà Long Tỉnh của Tây Hồ Hàng Châu, trà Bích La Xuân của Thái Hồ Giang Tô, trà Hoàng Sơn Mao Đài của Hoàng Sơn tỉnh An Huy, trà Lục An Qua Phiến của Lục An tỉnh An Huy, trà Tín Dương Mao Tiêm của Tín Dương tỉnh Hồ Nam. Hồng trà có các loại trà nổi tiếng như trà Chấn Hồng của Vân Nam.
Trà đen có các loại như: trà Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào, Thiên Lý, Thiên Vũ, A Lý San, Cao San, Động Đình, Đông Phương Mỹ Nhân, Bảo Chung, ..là các loại trà mà ta thường nghe đến. Hồng trà đa dạng không thua gì các loại rượu vang đỏ của phương Tây
Trà Ô Long bao gồm: Trà Di Nham của Phúc Kiến, trà Thiết Quan Âm của Phúc Kiến, trà Ô Long của Đài Loan.
Trà hoa gồm: Trà ướp hoa nhài của Phúc Châu, trà hoa nhài của Hàng Châu và trà hoa nhài của Tô Châu.
Trà ép bao gồm: trà Phổ Nhĩ của huyện Tư mão tỉnh Vân Nam và Tây Song Bản Nạp, Lục bảo trà của Quảng Tây.
Trong các loại trà trên thì trà Long Tỉnh của Tây Hồ là nổi tiếng nhất, nó có lịch sử lên tới hàng nghìn năm, trà Long Tỉnh có bốn đặc điểm, đó là sắc, hương , vị và hình dáng lá trà.
Đôi nét về Trà đạo
Thời Đường có người tên là Lục Vũ, thông qua việc quan sát nghiên cứu về trà nhiều năm, đã viết thành một quyển “Trà kinh”, tổng kết ra một danh mục các loại trà, phương pháp chọn trà, đun trà, nếm trà, còn xây dựng cho nghệ thuật uống trà một loại nội hàm văn hóa sâu sắc, hình thành nên trà đạo nguyên sơ. Người đời sau tôn xưng Lục Vũ là “Thánh trà”.
Văn hóa trà đạo có đặc điểm thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần phương Đông, là sự kết hợp của “Trà” với “Đạo”.
Văn hóa Trà đạo là một loại văn hóa “Trung gian”, lấy trà làm phương tiện truyền đạt, kế thừa tinh thần của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời Đường có Lưu Trinh Lượng trong tác phẩm “Ẩm trà thập đức” cũng sáng suốt đưa ra: “Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao”. Như vậy, Trà Đạo là gì?
Bề ngoài mà nói chính là do ở “Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”. Tu tập Trà Đạo chính là thông qua trà đạo lục sự chứng ngộ được tinh thần của trà đạo. Nhìn bề ngoài thì tu tập Trà Đạo có vẻ là “Kỹ năng”, nhưng cần phải tu tập Trà tâm, tiếp theo còn phải bắt đầu tu tập trà kỹ, cần phải hiểu được đạo lý này mới có thể đàm luận về Trà Đạo được.
Trà đạo đã tồn tại ở Trung Quốc hàng ngàn năm nên có một bề dày lịch sử đáng kể, nó đi sâu vào trong cuộc sống của người dân Trung Hoa và họ đã cảm nhận được những ích lợi tích cực từ Trà.
Đến Trung Quốc, ngoài việc được thưởng thức những tách trà thật thơm ngon, ngắm nhìn những cánh đồng trà bạc ngàn thì bạn còn có thể học hỏi được cách pha tra độc đáo của người dân nơi đây. Ngày nay không chỉ riêng Trung Quốc, mà hầu như nó đã lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới.Trong đó, Việt Nam cũng là một nước có truyền thống Trà lâu đời và người dân rất yêu thích các sản phẩm từ trà.
Văn hóa trà Trung Quốc
Uống trà: Trà được sử dụng như là một loại nước uống làm dịu cơn khát.
Nếm trà: chất lượng trà được đánh giá qua hương thơm, màu sắc và hương vị của trà, chất lượng nước và thậm chí là ấm trà. Khi nếm trà, người nếm nên thưởng thức hết tất cả các yếu tố của nó.
Nghệ thuật trà đạo: khi uống trà cũng phải để ý đến môi trường, không khí , âm nhạc và con người xung quanh
Nghệ thuật trà của người Trung Hoa có niên đại là hàng trăm năm, thậm chí là hàng ngàn năm, lâu năm hơn của cả Nhật Bản. Trong từng giai đoạn, trà có ý nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung nó đều thể hiện rõ sự yêu thích và tôn trọng của người dân Trung Hoa đối với Trà đạo.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét